Tiêu Hồi Hương Là Gì ?

1. Đặc điểm
Tiểu hồi hương là loài cây thân thảo, cao khoảng 0.6-2m và sống lâu năm. Thân cây tiểu hồi có những đốm nhăn và có các khía màu lục với chùm rễ cứng. Lá cây hồi hương mọc so le, bẹ lá phát triển tốt với các phiến xẻ lông chim.
Hoa tiểu hồi hương có màu vàng, phân bố ở ngọn cành hoặc nách lá. Quả cây hồi có hình thon dài, hơi cong và mỗi mặt quả có 5 gân chụm lại tại hai đầu. Quả chuyển dần từ màu xanh làm màu nâu sẫm, có mùi hồi đặc trưng. Mùa để cây hồi ra hoa là vào tháng 6 – 7 và vào khoảng tháng 10 là thời gian tiểu hồi đơm quả nhất.
Nguồn gốc và phân bố
Tiểu hồi hương là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát triển tập trung ở tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây và Liêu Ninh. Ngoài ra, tiểu hồi có hương dịu được ưa thích vàgieo trồng nhiều tại Ý, Pháp trong khi tiểu hồi đắng lại được trồng ở Đông Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Tại Việt Nam, tiểu hồi hương rất hiếm được gieo trồng với số lượng lớn, nếu có, chỉ trồng được ở một số khu vực có khí hậu mát mẻ như: vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc,…Do đó, tiểu hồi ở nước ta được nhập chủ yếu từ Trung Quốc hoặc dùng đại hồi thay thế.
Dược liệu tiểu hồi hương
Quả tiểu hồi hương sao khi sơ chế có màu nâu vàng, thơm đặc trưng
Quả hồi là bộ phận được dùng chủ yếu để làm thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cây tiểu hồi cũng được sử dụng để bào chế thuốc, nhưng không phổ biến.
Theo đó, sau khi quả chuyển màu từ xanh sang nâu thì người ta sẽ đặt quả ở những nơi thoáng khí để cho chúng chín hoàn toàn. Với những quả đã ngả sang nâu sẫm, người ta sẽ thu hái và cột lại thành từng bó.
Chế biến quả hồi gồm hai công đoạn chính là sơ chế và bào chế. Để sơ chế quả, người ta dùng chày để đập bỏ vỏ để lấy ruột quả bên trong.
Để bào chế quả hồi hương, thì dùng quả hồi đã bóc vỏ khuấy đều với nước muối hòa tan (cứ 10kg dược liệu thì hòa cùng 200g muối). Đến khi muối đã ngấm hoàn toàn vào dược liệu thì đổ hỗn hợp vào nồi, nấu với lửa nhỏ đến khi quả tiểu hồi ngả vàng là thành công.
Ngoài ra, tiểu hồi hương nên được bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo.
2. Thành phần hoá học
Tiểu hồi chứa nhiều vitamin thiết yếu và hoạt chất bổ dưỡng
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tiểu hồi hương chứa 50-60% anethol, estragol, các cacbua tecpen, các xeton tecpen là fenchone có tác dụng ứng chế vi khuẩn và kháng viêm.
Thêm vào đó, tiểu hồi hương có chứa hàm lượng các vitamin thiết yếu như: vitamin A, vitamin B8, vitamin B6, cùng với đó là các nguyên tố như: Khoáng chất Natri, khoáng chất Magie,… Đặc biệt, rễ cây chứa đến 0.3% chất béo tự nhiên và phần quả chứa lượng tinh dầu chiếm 2-6% toàn quả.
3. Tác dụng vật lý
Tiểu hồi hương có tính vị đắng cay, tính ôn và được quy vào kinh Vị, Tỳ, Thận. Trong Đông Y, tiểu hồi có tác dụng ấm can, ôn thận, chỉ thống, tấn hàn, lý khí khai vị chuyên điều trị các chứng bụng sườn đau, sa tinh hoàn, buồn nôn, thận hư, ăn ít.
Còn trong dược lý hiện đại, tinh dầu của tiểu hồi có khả năng tăng tiết vị dịch dạ dày, kích thích trung tiện và tăng nhu động ruột. Không những thế, giá trị dược lý trong tiểu hồi còn có tác dụng giảm đau bụng và co thắt ruột hiệu quả.
4.Công dụng của tiểu hồi hương (liều dùng)
Tiểu hồi hương có rất nhiều công dụng chữa bệnh
Theo nhiều nghiên cứu y học thì tiểu hồi hương được ứng dụng trong cả Đông và Tây y với các công dụng chủ yếu sau:
Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.
Điều trị sổ mũi, hen suyễn và giúp loãng đờm.
Giúp lợi tiểu và kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ tăng cân hiệu quả
Điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ
Hỗ trợ điều trị táo bón
Tiểu hồi còn đặc biệt tốt với phụ nữ “ở cữ” khi dược liệu này giúp tăng lượng sữa sau thai kỳ và điều trị chứng chậm kinh.
Tiểu hồi giúp tăng cường sinh lý đặc biệt vào thời kỳ mãn dục ở nam giới.
Ngoài ra, tiểu hồi hương còn được dùng trong lĩnh vực bào chế hương liệu và sản xuất rượu vang, điều chế nước hoa nhờ vào mùi hương đặc trưng của nó.
Liều dùng
Tiểu hồi thường được dùng ở dạng sắc, bột mịn, tán bột làm hoàn. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 8g hồi thôi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *